Thiên 01 - Kế Sách
(TÔN VŨ (BỘ VŨ KINH THẤT THƯ)
“ Thời nay, binh pháp không chỉ còn mang một ý nghĩa thuần túy quân sự nữa. Binh pháp đã lặng lẽ hòa vào đời sống thành một nghệ thuật đối nhân xử thế, nghệ thuật sống, nghệ thuật của người lãnh đạo và của của người thừa hành. Vì thế, sẽ rất không thừa nếu không nói là rất bổ ích khi suy nghĩ và nghiên cứu lại những tinh hoa của binh pháp cổ đại. Như thế mới gọi là “phát huy vốn cổ”. Người làm tướng, làm lãnh đạo đọc binh pháp để hiểu thêm về phép trị quốc, trị nhân thưở trước, hiểu thêm về “đạo làm tướng”. Người thừa hành đọc để hiểu về bổn phận và trách nhiệm cũng như cách tự rèn luyện và phấn đấu vươn lên” (trích Thập Nhị Binh Thư).
Tôi không phải quân nhân phục vụ trong Quân đội, cũng không phải là nhà nghiên cứu quân sự nhưng từ nhỏ tôi đã được đọc những truyện cổ nghiên về sử sách, binh pháp, kinh dịch diễn giải khoa học, thấy cũng có những nét hay riêng của nó và trí tuệ của người xưa. Tôi xin chia sẽ từng phần trong bộ “Vũ Kinh Thất Thư” của người Trung Quốc và các Bộ binh pháp của người Việt chúng ta từ xa xưa trong “Thập Nhị binh thư” để bạn đọc có thể tìm hiểu.
– Vũ Kinh Thất Thư:
+ Lục Thao: Khương Tử Nha
+ Tam Lược: Khương Tử Nha.
+ Tư Mã Binh Pháp: Tư Mã Điền Nhương Tư.
+ Binh Pháp Tôn Tử: Tôn Vũ.
+ Binh Pháp Ngô Tử: Ngô Khởi.
+ Uất Liễu Tử: Uất Liễu.
+ Lý Vệ Công vấn đối: Lý Tĩnh.
– Tố Thư: Hoàng Thạch Công.
– Binh pháp Khổng Minh: Gia Cát Lượng.
– Binh thư yếu lược: Trần Quốc Tuấn.
– Binh thư yếu lược (tu chỉnh): Trần Quốc Tuấn.
– Hổ trướng khu cơ: Đào Duy Từ.
Trong mỗi bộ binh pháp, tôi sẽ sưu tầm sơ lược về tác giả và ghi lại những ý chính cốt trong bộ đó theo cách trình bày từng tự phổ thông cho dễ hiểu.
TÔN VŨ (VÀI NÉT SƠ LƯỢC)
– Tôn Vũ (孙武) tên chữ Trưởng Khanh, người Lạc An nước Tề (nay là Huệ Dân – Sơn Đông – Trung Quốc), ở cuối thời Xuân Thu, năm sinh năm mất đều không xác định được, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là “Tử” (thầy), lại bởi Tôn Vũ hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc).
Tôn Vũ (孙武)
Tôn Vũ (孙武)
– Tôn Vũ kết thành mối quan hệ gắn bó với Ngũ Tử Tư là trọng thần của nước Ngô, cùng phò tá vua Hạp Lư (phụ thân vua Ngô Phù Sai – người bị Câu Tiễn đánh bại sau này).
– Tôn Vũ dâng 13 thiên binh pháp lên Ngô vương là Hạp Lư, được Ngô vương rất tán thưởng rồi phong làm quân sư. Tôn Vũ sau đó cùng với Ngũ Tử Tư trợ giúp Ngô vương cải cách chính sự, tăng cường quốc lực. Giới nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc khi đã nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp, so sánh từ các sử liệu đã đưa ra kết luận: Trong sự nghiệp làm tướng của mình, Tôn Vũ trực tiếp chỉ huy năm trận đánh và chính năm trận chiến “để đời” này đã góp phần đưa tên tuổi, uy danh và tài thao lược quân sự của ông lừng lẫy khắp thiên hạ, lưu danh sử sách.
– Sau khi lập được công lao, Tôn Vũ không muốn làm quan, cố tình về núi làm dân thường, mai danh ẩn tích, cuối cùng không ai biết cuộc đời của ông kết thúc như thế nào, vẫn là một bí ẩn.
BINH PHÁP TÔN TỬ (BỘ VŨ KINH THẤT THƯ)
1. THIÊN THỨ 1: KẾ SÁCH.
Tôn Tử viết: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh chiến tranh:
– Một là: Đạo: là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng sức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân mà vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy.
– Hai là: Thiên: là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu trời tiết.
– Ba là: Địa: là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến thối.
– Bốn là: Tướng: là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng.
– Năm là: Pháp: tức là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý…
Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng. Cho nên từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét:
– Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn?
– Tướng soái bên nào có tài năng hơn?
– Thiên thời – địa lợi bên nào tốt hơn?
– Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn?
– Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn?
– Binh sĩ bên nào được huấn luyện thành thục hơn?
– Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua.
Nguyên tác: “Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi. Tướng bất thinh ngã kế, dung chi tất bại, khứ chi.” (Nếu chịu nghe theo mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta ở lại. Nếu không chịu nghe theo mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi.)
Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà hành động tương ứng.
Nguyên tác: “ Binh giả, quỷ đạo giả.” (Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá.)
Thông thường:
– Có thể tấn công thì giả như không thể tấn công.
– Muốn đánh như giả không muốn đánh.
– Muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần.
– Lấy lợi dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thế lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận giữ.
– Địch khinh thường thì làm cho chúng thêm kiêu căng.
– Địch nhàn hạ thì làm cho chúng vất vả.
– Địch đoàn kết thì làm cho chúng ly tán.
Nguyên tác: “ Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý.” (Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới).
Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ. Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít huống chi không tính toán gì. Quan sát đầy đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.
2. THIÊN THỨ 2: TÁC CHIẾN.
Tôn Tử viết: Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, quân đông mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được. Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm, tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mệt mỏi, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được. Dùng binh trong đánh giặc chỉ nghe nói trong tốc thắng vẫn còn thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả.
Cho nên: người không hiểu biết chỗ hại khi dụng binh thì không thể hiểu được chỗ lợi trong dụng binh. Người giỏi dụng binh, lính mãn ngũ không gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần, quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng cho quân đội sẽ được thỏa mãn. Sở dĩ quốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải lương thực đi quá xa. Vận tải lương thực xa, bá tánh sẽ nghèo. Chung quanh nơi quân đội tập kết, vật giá sẽ cao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽ làm cho tiền tài của bá tính khô kiệt. Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế. Sức mạnh tiêu hao hết, tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bá tính thiền tài mười phần hao bảy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu. Cho nên tướng soái giỏi thì:
– Lấy lương thực ở nước địch:
+ Ăn một chung gạo ở nước địch bằng hai mươi chung gạo ở nước nhà.
+ Dùng một thạch cỏ ở nước địch bằng hai mươi thạch cỏ ở nước nhà.
– Muốn quân hăng hái giết địch phải làm quân biết hận địch.
– Cướp của địch mà thưởng cho quân nhà.
– Đánh bằng xe, cướp được hơn mười cái thì thưởng cho người đầu tiên cướp được.
– Bỏ cờ xe địch, cắm cờ quân nhà mà dùng chung với xe nhà.
– Đãi tù binh tử tế thì thắng địch mà làm quân nhà thêm mạnh.
Thế nên dụng binh cốt thắng không cốt kéo dài. Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân, là người giữ sự an nguy cho quốc gia.
3. THIÊN THỨ 3: MƯU CÔNG.
Tôn Tử viết:
– Đại phàm phép dụng binh làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải là cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt trong sự sáng suốt.
Vì vậy, thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì. Đánh thành trì là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất ba tháng mới hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất ba tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân đánh thành trì thương vong ba phần mất một mà vẫn chưa hạ được. Đó là cái hại của việc đánh thành trì.
Do đó, người giỏi dụng binh thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành thắng lợi hoàn toàn.
Phép dụng binh:
– Gấp mười lần địch thì bao vây.
– Gấp năm lần địch thì tấn công.
– Gấp đôi lần địch thì chia ra mà đánh.
– Ngang bằng địch thì phải đánh khéo.
– Kém hơn địch thì phải rút, tránh giao tranh với địch.
– Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh.
Tướng soái là trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh.
Vua có thể gây bất lợi cho việc quân trong ba trường hợp sau đây:
– Không biết quân không thể tiến mà bắt tiến, không biết quân không thể thoái mà bắt thoái.
– Không biết việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang man khó hiểu.
– Không biết mưu kế dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn nghi ngờ. Quân băn khoăn nghi ngờ thì các nước chư hầu thừa cơ tấn công. Đó là làm rồi mình khiến địch thắng.
Cho nên, năm điều có thể thắng:
– Biết có khả năng đánh hay không có khả năng đánh, có thể thắng.
– Biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thể thắng.
– Quân tướng đồng lòng, có thể thắng.
– Lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị, có thể thắng.
– Tướng giỏi mà vua không can thiệp vào, có thể thắng.
Nguyên tác: “Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi. Bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ. Bất tri bỉ bất tri kỷ, tất chiến tất đãi.” (Biết địch biết ta, trăm trận không bại. Biết ta mà không biết địch, trận thắng trận bại. Không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại).
4. THIÊN THỨ 4: HÌNH.
Tôn Tử viết: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc:
– Trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch.
– Không để bại là do mình, giành chiến thắng là tại địch.
– Làm cho kẻ địch không thắng được mình nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng.
Nguyên tác: “Thắng khả tri, i nhi bất khả vi”. (Thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được). Dự đoán chiến thắng mà không hơn nhiều người thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, thắng một trận mà thiên hạ gọi giỏi thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, nhấc một cọng lông thì không kể là khỏe, nhìn thấy nhật nguyệt không kể là mắt tinh, nghe được sấm sét không kể là tai thính…
Nguyên tác: “Thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng”. (Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, bảo toàn lực lượng mà vẫn toàn thắng). Không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa.
Người giỏi dụng binh:
– Thường đánh bại kẻ địch dễ thắng nên việc giành được chiến thắng ấy không phải là trí dũng. Chiến thắng của họ là không có gì phải nghi ngờ vì nó dựa trên cơ sở tất thắng kẻ địch đã lâm vào thế thất bại.
– Bao giờ cũng đặt mình vào thế thất bại (*) mà cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch.
+ Đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng sau đó mới giao tranh.
+ Đội quân chiến bại thường giao tranh trước sau đó mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may.
– Có thể từ các mặt tu sửa cái lẽ không thể thắng để nắm được quyền quyết định sự thắng bại.
Phép dụng binh là: ĐỘ à LƯỢNG à SỐ à XỨNG à THẮNG. Tính thế sinh độ, độ sinh lượng, lượng sinh số, số sinh xứng, xứng sinh thắng.
Thắng binh dùng “dật” đánh “thù”. Bại binh dùng “thù” chống “dật”.
Nguyên tác: “Thắng giả chi chiến dân dã, nhược quyết tích thủy ư thiên nhẫn chi khê giả, hình dã”. (Người chiến thắng là người có quân lực hùng mạnh, chỉ huy tác chiến dùng binh như tháo nước đổ từ trên trời xuống vậy, cái này gọi là HÌNH của binh lực). (Dật = 1/24 lạng;Lạng = 1/24 thù).
5. THIÊN THỨ 5: THẾ.
Tôn Tử viết: Phàm việc điều khiển quân, bất kể nhiều hay ít là việc tổ chức biên chế quân đội, chỉ huy quân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh. Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính. Dùng binh công địch được thế như lấy đá chọi trứng, ấy là nhờ biết vận dụng chính xác tránh thực chọi hư.
Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng. Tướng giỏi dùng binh sẽ biết biến hóa tác chiến như trời đất không bao giờ cùng đường, sông biển không bao giờ cạn nước, như mặt trăng mặt trời lặn rồi lại mọc, như bốn mùa thay đổi qua rồi lại đến. Âm nhạc không quá 5 âm thanh(*) nhưng biến hóa khôn lường nghe sao cho hết được. Sắc màu cũng chỉ có 5 màu(*) biến hóa nhìn sao cho tận. Vị bất quá cũng chỉ có 5 vị (*) nhưng biến hóa nếm sao cho đủ. Chiến thuật cũng có KỲ và CHÍNH nhưng biến hóa của kỳ và chính là vô cùng vô tận. Kỳ – chính chuyển hóa lẫn nhau như vòng tròn không có khởi điểm cũng không có kết thúc, ai có thể biết được?
Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ. Chim ưng vồ mồi chỉ một cú có thể xé nát con mồi, đó là nhờ thế tiết nhanh như chớp nhoáng. Người chỉ huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng. Thế hiểm như cung đã giương hết mức, tiết chớp nhoáng như lấy nỏ phóng lên, nhanh vô cùng.
Trong khi tác chiến, người ngựa rối loạn mà không để đội hình rối loạn. Hỗn loạn mù mịt mà vẫn đâu ra đấy, duy trì được thế tiết thì không bị bại.
Ta có tổ chức chặt chẽ thì khiến địch hỗn loạn. Ta có lòng dũng cảm thì khiến địch khiếp sợ. Ta có binh lực lớn thì khiến địch suy yếu. Chặt chẽ hay hỗn loạn là do ở tổ chức, dũng cảm hay khiếp sợ là do ưu thế tạo nên, lớn mạnh hay suy yếu là do thực lực đối sách thể hiện ra. Tướng giỏi là biết cách điều khiển quân địch, ngụy trang để dụ địch khiến địch di động theo ý mình, dùng lợi nhỏ dụ kẻ địch, địch ắt đến để chiếm. Dùng cách đó mà khiến quân địch đến nạp mạng.
Người giỏi tác chiến:
– Biết tạo ra tình thế có lợi chứ không trách thuộc cấp, biết chọn lựa và sử dụng nhân tài để tạo nên lợi thế.
– Tạo ra thế như lăn gỗ đá, gỗ đá ở chổ bằng thì nằm im, ở chổ nghiêng dốc thì dịch chuyển, vuông thì dừng mà tròn thì lăn.
Bởi vậy, người giỏi chỉ huy tác chiến cũng như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao vạn trượng xuống chân núi. Thế tạo ra chính là như vậy.
6. THIÊN THỨ 6: HƯ – THỰC.
Tôn Tử viết: Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân địch.
– Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng binh lợi nhỏ nhữ địch.
– Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó.
– Địch nghỉ ngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi.
– Địch đầy đủ lương thảo, ta phải làm cho chúng đói khát.
– Địch đóng quân yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển: đó là vì nơi ta tấn công nên địch phải đến ứng cứu.
– Quân ta đến những nơi không bị địch ngăn trở, ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công vào nơi địch không cách gì phòng thủ. Ta phòng thủ vững chắc do ta biết trước nơi sẽ bị địch tấn công.
– Ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu.
– Ta không muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho chúng phải đổi hướng tấn công.
– Ta khiến địch để lộ thực lực mà ta thì vô hình, ta có thể tập trung binh lực còn địch thì phân tán lực lượng.
Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ. Người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tấn công vào nơi nào. Vì thế ta có thể nắm vận mạng của quân địch trong tay.
– Ta tiến công mà địch cản không nổi vì ta như tiến vào chỗ không người.
– Ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp.
– Ta tập trung binh lực ở một nơi mà địch phân tán lực lượng ở mười chốn tức là ta dùng mười đánh một. Nhờ vậy, quân ta đông, quân địch ít, lợi thế hẳn cho ta. Dùng nhiều đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng.
– Nơi ta tiến công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi. Phòng thủ nhiều nơi thì quân số bị phân bố, ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch. Binh lực địch mỏng là vì phòng bị khắp nơi. Binh lực ta dồi dào là nhờ buộc địch phải phòng bị khắp chổ.
– Địch giữ được “mặt tiền” thì “mặt sau” mỏng yếu, giữ đuợc bên trái thì bên phải yếu mỏng.
Biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể giao phong với địch.
– Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái và cánh phải không thể tiếp ứng lẫn nhau, mặt tiền và mặt hậu không thể ứng cứu lẫn nhau.
– Vượt người về số quân đâu có ích cho ta trong việc thắng bại, thắng lợi là do ta tạo thành, quân địch tuy đông ta có thể làm cho chúng không thể đấu với ta được.
Bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch. Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của quân địch mà vận dụng linh hoạt chiến thuật. Chiến thiến lần sau không gặp lại phương thức đã dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.
– Trinh sát xem chỗ nào có lợi, chỗ nào bất lợi.
– Đánh thử xem binh lực của địch mạnh hay yếu thực hư thế nào.
– Ngụy trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng không biết cách đối phó với quân ta.
– Người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận dụng phương kế đó như thế nào.
Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗ cứng, chỗ thực của quân địch mà đánh vào chỗ mềm, chỗ hư của địch.
– Dụng binh cũng như dòng nước chảy: từ chổ cao đổ xuống chổ thấp.
– Dụng binh tác chiến không có tình thế cố định, không có phương thức nhất định.
– Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần.
7. THIÊN THỨ 7: QUÂN TRANH.
Tôn Tử viết: Phàm dụng binh chi pháp, tướng soái nhận lệnh vua, trưng tập dân chúng, tổ chức quân đội, sau mới bày trận đối địch. Trong quá trình đó, khó nhất là quân tranh nghĩa làgiành lấy lợi thế, hiểu được phương pháp biến cong thành thẳng.
– Phải biến đường cong thành đường thẳng: tuy đi đường vòng nhưng lấy cái lợi nhỏ dụ địch thì mới có thể xuất phát sau mà tới trước yếu địa cần tranh.
– Phải biến bất lợi thành có lợi.
Quân tranh vừa có lợi, vừa có nguy hiểm:
– Đem toàn quân có trang bị nặng nề đi tranh thì không thể đạt được dự định, nếu bỏ trang bị nặng thì trang bị nặng sẽ tổn thất. Quân đội không có trang bị nặng ắt sẽ thua, không có lương thảo ắt chết, không có vật tư ắt khó sống.
– Cuốn giáp tiến gấp, ngày đêm không nghỉ để đi trăm dặm tranh lợi thì tướng lĩnh ba quân có thể bị bắt, lính khỏe tới trước, yếu tới sau, cuối cùng chỉ có một phần mười binh lực đến trước.
– Đi năm mươi dặm tranh lợi, tướng lĩnh tiền quân sẽ bị chặn, chỉ có một nữa binh lực tới trước.
– Đi ba mươi dặm tranh lợi, chỉ có hai phần ba binh lực tới trước.
Dụng binh đánh trận phải dựa vào biến hóa gian trá mới mong thành công.
– Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu thì không thể tính việc kết giao.
– Chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ thì không thể hành quân.
– Không dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi.
– Phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không mà hành động, tùy cơ ứng biến, dựa vào sự tập trung hay phân tán binh lực mà thay đổi chiến thuật.
– Quân đội hành động thần tốc thì nhanh như gió cuốn.
– Quân đội hành động chậm rãi thì lừng thừng như rừng rậm
– Khi tấn công thì phải như lửa cháy.
– Khi phòng thủ thì như núi đá.
– Khi ẩn mình thì như bóng tối.
– Khi xung phong thì như sấm sét.
– Chiếm được làng xã phải phân binh đoạt lấy, mở rộng lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ.
Người giỏi dụng binh:
– Nắm chắc sĩ khí quân đội: Sĩ khí của quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau một thời gian dần dần suy giảm, tránh nhuệ khí hăng hái của quân địch cho đến khi nhuệ khí đó của chúng bị tiêu tan giảm sút rồi mới đánh, làm dao động quyết tâm của tướng địch.
– Nắm chắc tâm lý quân đội: lấy nghiêm chỉnh của quân ta đối phó với sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự bình tĩnh của ta đối phó với sự hoang mang của quân địch.
– Nắm chắc sức chiến đấu quân đội: lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt, lấy no chờ đói.
– Nắm vững biến hóa chuyển động: không đi chặn đánh quân địch đang có hàng ngũ chỉnh tề, không đánh kẻ địch có thế trận và lực lượng hùng mạnh.
Nguyên tắc dụng binh:
– Địch chiếm núi cao thì không đánh lên.
– Địch dựa vào gò đống thì không nên đánh chính diện.
– Địch vờ thua chạy thì không nên đuổi theo.
– Địch tinh nhuệ thì chưa nên đánh vội.
– Địch cho quân nhử mồi thì mặc kệ chúng.
– Địch rút về nước thì không nên chặn đường.
– Bao vây địch nên chừa một lối thoát cho chúng.
– Địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng.
8. THIÊN THỨ 8: CỬU BIẾN.
Tôn Tử viết: Phàm dụng binh chi pháp, tướng soái nhận lệnh vua, tập hợp quân đội quân nhu (giáo, khí, lương…) khi xuất chinh cần chú ý:
– Ở “phỉ địa”: đất xấu, thì không dựng trại.
– Ở “cù địa”: đất có đường thông suốt, phải kết giao với nước láng giềng.
– Ở “tuyệt địa”: không được nấn ná.
– Ở “vi địa”: đất bị vây, thì phải tính kế.
– Ở “tử địa”: phải liều chết quyết chiến.
– Có những đường không nên đi.
– Có những loại địch không nên đánh.
– Có những thành không nên công.
– Có những vùng không nên giành.
– Có những lệnh vua không nên nghe.
Tướng lĩnh thông minh suy tính tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại:
– Gặp tình hình bất lợi, phải tìm cho được điều lợi mới thành đại sự.
– Gặp tình hình thuận lợi, phải cố thấy rõ những yếu tố bất lợi mới kịp thời giải trừ được tai biến.
– Muốn khuất phục chư hầu, phải đánh vào chỗ nguy hại của họ.
– Muốn điều khiển chư hầu, phải buộc họ làm những việc họ không thể làm được.
– Muốn ép họ vào thế bị động, phải dùng lợi mà dẫn dụ họ.
Nguyên tắc dùng binh:
– Không chờ địch tấn công ta, mà phải tập trung vào việc sắp sẵn kế sách đối phó.
– Không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của ta vững chắc, địch không thể hạ được.
Năm điểm nguy hiểm của người làm tướng:
– Liều chết khinh suất có thể bị giết.
– Tham sống sợ chết có thể bị bắt.
– Nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu.
– Liêm khiết tự trọng thì không chịu nhục nhã.
– Thương dân có thể lo buồn bất an.
9. THIÊN THỨ 9: HÀNH QUÂN.
Tôn Tử viết: Khi hành quân và dựng trại ở những dạng địa hình khác nhau, khi phán đoán tình hình quân địch, phải chú ý:
– Ở vùng núi, phải dựa vào vùng sơn cốc có nước và cỏ, hạ trại ở chỗ cao, hướng về ánh sáng. Nếu địch chiếm được chỗ cao thì không đánh lên.
– Khi vượt sông, nên hạ trại ở xa bờ. Nếu địch vượt sông đánh ta, ta không nên giao chiến với địch dưới sông, chờ địch sang sông được phân nửa mới đánh thì được lợi. Nếu muốn quyết chiến với địch nên bày trận sát bờ sông. Hạ trại bên bờ sông cũng phải chiếm ở chỗ cao, đón ánh sáng, không được theo hướng ngược dòng sông tấn công địch. Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽ dâng lên, nhất định không được vượt sông, phải chờ khi nước rút.
– Nếu gặp vùng đầm lầy nước mặn, phải ở gần nơi có nước và cỏ, lưng dựa vào lùm cây.
– Nếu gặp vùng đồng bằng, phải chiếm nơi rộng rãi, bên phải có gò cao, phía trước mặt thấp, phía sau lưng cao.
– Hạ trại nên ở nơi cao ráo tránh ẩm thấp, ở nơi sáng tránh chổ tối tăm, ở nơi gần cỏ và nước có đường vận chuyển quân nhu tiện lợi, tướng sĩ không bị nhiễm bệnh, đó là đảm bảo cho chiến thắng.
– Hành quân ở vùng nhiều gò đống, đê điều, tất phải chiếm phần cao ráo sáng sủa, chủ yếu dựa vào phía bên phải. Cái lợi của cách dùng binh này là được lợi thế địa hình hổ trợ.
– Hành quân qua những nơi mà hai bên sườn có nhiều chỗ hiểm trở, ao hồ đầm lầy, lau sậy um tùm, cây cối rậm rạp tất phải thận trọng dò xét vì đó là những nơi địch dễ có thể mai phục.
– Năm loại địa hình dưới đây, khi hành quân tất phải gấp rút chuyển đi, không nên đến gần, để địch ở gần nơi đó, ta nên hướng mặt về phía địa hình ấy mà cho địch xoay lưng vào đó:
+ Thiên giản: là khe núi hiểm trở.
+ Thiên tỉnh: là nơi vách cao vây bọc.
+ Thiên lao: là nơi 3 mặt bị vây, vào dễ ra khó.
+ Thiên hãm: là nơi đất thấp lầy lội khó vận động.
+ Thiên khích: là nơi hẻm núi khe hở.
– Cần chú ý:
+ Địch đã đến gần mà vẫn yên tĩnh là chúng đã chiếm được địa hình hiểm yếu thuận lợi.
+ Địch ở xa mà đến khiêu chiến là chúng muốn dẫn dụ ta tiến lên.
+ Địch đóng quân ở nơi bằng phẳng là đã chiếm được địa hình lợi thế.
+ Cây cối rung động là địch đang lặng lẽ tiến gần.
+ Trong cỏ có nhiều chướng ngại vật là địch cố ý bày nghi trận.
+ Chim xao xác bay lên là bên dưới có phục binh, thú kinh hãi bỏ chạy là địch kéo quân đến đánh úp.
+ Bụi bốc cao mà nhọn là chiến xa địch tới, bui bay thấp mà tản rộng là địch kéo bộ binh đến. Bụi bay tản mác là địch chia quân đi kiếm củi. Bụi bay ít mà lúc có lúc không là địch đang dựng trại.
+ Sứ giả nói năng khiêm nhượng mà địch lại tăng cường là đang chuẩn bị tiến công, sử giả nói cứng lại giả tiến lên là địch đang chuẩn bị rút lui, sứ giả đến tặng quà và nói năng mềm mỏng là địch muốn đình chiến.
+ Chiến xa hạng nhẹ chay ra hai bên sườn là địch đang bày thế trận.
+ Địch chưa thua đã vội cầu hòa là đang có âm mưu, địch gấp bày trận là đã định kỳ hạng tấn công, địch nửa tiến nửa lui là đang muốn dụ ta, quân lính chống binh khí làm thế đứng dựa vào là đang đói bụng, quân địch đi lấy nước mà uống trước mới đem về là địch đang khát nước, địch thấy lợi mà không tiến lên tranh đoạt là đang mệt mỏi.
+ Chim chóc đậu trên doanh trại địch là trại đang bỏ trống.
+ Ban đêm (*) địch hốt hoảng gọi nhau là biểu hiện hoảng sợ.
+ Quân lính trong trại nhiễu loạn là tướng địch không có uy nghiêm, cớ xí ngả nghiên là đội ngũ địch đã rối loạn, quan quân dễ nổi nóng là toàn quân đã mệt mỏi, quân lính thì thầm bàn tán là tướng địch không được lòng quân.
+ Dùng cả lương thực cho ngựa ăn, giết ngựa lấy thịt, thu gọn dụng cụ nấu ăn, lính không về trại là địch đã khốn cùng, liều chết phá vòng vây.
+ Liên tiếp khao thưởng quân sĩ là địch không có biện pháp hành động, liên tiếp trừng phạt hạ cấp là quân địch đang quẫn bách.
+ Thoạt đầu hung hãn, sau lại sợ sệt cấp dưới là tướng địch quá dốt, trí lực kém.
+ Địch giận dữ kéo quân bày trận đối diện với quân ta mà lâu lại không tiến không lui thì ta nên cẩn trọng xem xét vì sợ địch đang có mưu kế.
– Đánh trận không cốt lấy quân đông, không nên khinh địch tiến liều mà phải tập trung lực lượng, phán đoán tình hình, tranh thủ sự tín nhiệm và ủng hộ của hạ cấp là được. Kẻ không biết nhìn xa trông rộng lại khinh địch ắt hẳn bị địch bắt.
– Chưa có ân đức đã vội ra uy trừng phạt thì quân sĩ không phục, quân sĩ không phục thì khó có thể sai khiến được. Đã có ân đức với quân sĩ mà không áp dụng kỷ luật quân pháp thì cũng không thể sai khiến được họ.
– Phải mềm mỏng độ lượng để quân sĩ đồng lòng, dùng quân pháp nghiêm minh để quân sĩ nhất nhất tề chỉnh thì mới có thể khiến quân sĩ kinh sợ và phục tùng. Uy lệnh có nghiêm thì quân sĩ mới quen phục tùng, thời bình mà mệnh lệnh được nghiêm chỉnh chấp hành thì đó là tướng đã phục được lòng quân, trên dưới đều hòa thuận hợp nhất.
10. THIÊN THỨ 10: ĐỊA HÌNH.
Tôn Tử viết: Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Phán đoán tình hình, giành lấy thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương pháp mà một tướng lĩnh tài giỏi phải nắm vững. Nắm vững phương pháp rồi mới chỉ huy tác chiến thì chắc thắng, không nắm vững phương pháp đã lo chỉ huy tác chiến thì tất bại.
Địa hình gồm có 6 loại:
– “Thông”: là nơi ta có thể đi, địch có thể đến. Địa hình này ai chiếm được chỗ cao, đảm bảo đường vận chuyển lương thực thông suốt mà tác chiến thì đắc lợi.
– “Quải”: là nơi tiến đến thì dễ mà lui thì khó. Địa hình này nếu địch không phòng, ta có thể bất ngờ tấn công thì đắc thắng, nếu địch có phòng nhưng ta đem quân đến đánh mà không thắng thì khó có thể rút về, rất bất lợi.
– “Chi”: là nơi ta tiến đến bất lợi, địch tiến đến cũng bất lợi. Địa hình này thì địch dù có đem lợi dụ ta, ta cũng chớ xuất kích, nên giả thua rút đi, dụ địch tiến ra nửa chừng hãy đem quân trở lại công kích thì ta đắc lợi.
– “Ải”: là nơi đất hẹp, ở địa hình này ta nên chiếm trước mà chờ đợi địch đến. Nếu địch chiếm được trước ta và dùng nhiều quân giữ cửa thì ta không nên đánh. Nếu địch không nhiều binh phòng thì ta có thể tiến đánh.
– “Hiểm”: là nơi đất hiểm trở. Ở địa hình này nếu ta chiếm trước địch thì nên đóng quân ở chỗ cao, dễ quan sát để chờ địch tới. Nếu địch chiếm trước thì ta nên lui quân, chớ tiến đánh.
– “Viễn”: là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thế lực đôi bên ngang nhau thì không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi.
Việc binh có 6 tình huống bất lợi:
– “Tẩu”: là địa thế như nhau mà chỉ huy nhu nhược, không quyết đoán.
– “Trì” (*): là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến đấu.
– “Hãm” (*):
– “Băng”: là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp phục địch cứ tự ý xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽ bại như núi lở.
– “Loạn”: là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không có bài bản, quan hệ trên dưới không ra hệ thống gì, bày trận lộn xộn, tự mình làm rối quân của mình.
– “Bắc”: là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi nhọn, cầm chắc thất bại.
Sau khi phân tích quy luật:
– Thấy đánh thắng, dù chú bảo không đánh vẫn phải kiên trì đánh.
– Thấy đánh ắt thua, dù chúa bảo nhất định phải đánh cũng có thể không đánh.
– Tiến không cầu danh thắng, lui không sợ phạm lệnh, chỉ cốt bảo vệ lợi ích của nhân dân và quốc gia, tướng lĩnh thế mới thực sự là người quý của đất nước.
Đối với sĩ tốt như con em, họ sẽ cùng ra xông pha vào những nơi hung hiểm. Coi sĩ tốt như con yêu quý, họ sẽ cùng sống chết bên ta.
Hậu đãi quân sĩ mà không sử dụng, nuông chìu quân sĩ mà không giáo huấn, phạm pháp mà không phạt thì họ khác nào những đứa con hư, chẳng thể dẫn đi chinh chiến được.
Chỉ biết quân mình có thể đánh mà không hiểu có thể đánh địch được hay không thì mới có nửa phần thắng.
Biết có thể đánh được địch mà không hiểu quân mình có đánh nổi không cũng chỉ mới có nửa phần thắng.
Biết kẻ địch có thể đánh bại được, biết quân ta có thể đánh nổi mà không hiểu địa hình bất lợi cho việc tác chiến thì thắng lợi cũng mới nắm được một nữa.
Người biết dụng binh thì hành động quyết không mê muội, sử dụng chiến thuật biến hóa khôn lường. Chính vì thế:
– Biết địch biết ta, thắng mà không nguy.
– Nắm vững thiên thời địa lợi sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn.
11. THIÊN THỨ 11: CỬU ĐỊA.
Tôn Tử viết: Trong binh pháp có chín thế đất khác nhau:
– Thế đất ly tán: Chư hầu đánh lên đất của mình. –> Không nên đánh đường hoàng.
– Thế đất dễ lui (vào cạn): Vào đất người chưa được sâu. –> Chớ dùng binh.
– Thế đất khó lui (vào sâu): Đi sâu vào đất nước của người, đã vượt qua nhiều thành ấp của địch. –> Nên cướp đoạt.
– Thế đất tranh giành: Ta chiếm được thì lợi cho ta, địch chiếm được thì lợi cho địch. –> Chớ tấn công.
– Thế đất giao thông: Ta đi lại dễ dàng, địch cũng đi lại dễ dàng. –> Chớ đóng binh ngăn đường.
– Thế đất ngã tư: Đất tiếp giáp với ba nước chư hầu, ai đến trước thì giao kết được với dân chúng trong thiên hạ. –> Kết giao với các nước chư hầu.
– Thế đất khó đi lại: Ở những vùng núi rừng hiểm trở, có nhiều đầm lầy, các đường xá đi lại rất khó khăn. –> Bỏ đi nơi khác.
– Thế đất vây bọc: Lối vào chật hẹp, lối ra thì quanh co, binh địch ít có thể đánh được binh ta nhiều. –> Nên dùng mưu.
– Thế đất chết kẹt: Đánh gấp thì còn sống, không dám đánh gấp thì phải thua chết. –> Nên liều đánh.
Ngày xưa, kẻ giỏi dụng binh thấy có lợi thì dấy binh, còn nếu không có lợi thì dừng và có thể khiến cho quân địch:
+ Trước sau mất liên lạc.
+ Binh nhiều và ít không thể cậy nhờ nhau.
+ Người sang và kẻ hèn không thể cứu nhau.
+ Người trên và kẻ dưới không thể giúp nhau.
+ Sỹ tốt ly tán mà không thể tập trung được.
+ Binh sỹ tụ hợp mà không thể chỉnh tề.
Nếu quân địch kéo đến đông đảo và chỉnh tề thì ta phải làm thế nào?
– Điều trước tiên là đoạt hết chỗ thiết yếu của chúng, như thế ắt chúng phải nghe theo ta. Việc binh cốt yếu phải mau lẹ, thừa dịp địch không kịp xoay trở, ta đi theo những đường lối mà chúng ta không ngờ tới để đánh vào những chỗ mà chúng không phòng bị.
– Binh giữ vai trò khách ở nước người, tiến sâu thì được chuyên mất, chủ nhân không thể khắc trị nổi.
+ Ta chiếm đoạt những đồng ruộng phì nhiêu để nuôi sống ba quân.
+ Ta bồi dưỡng sĩ tốt, đừng bắt họ làm lụng vất vả để dồn chứa khí lực cho họ.
+ Dùng mưu kế lạ khiến cho kẻ địch không thể lường được.
+ Ta ném binh vào thế không thể tháo lui nên binh ta dẫu chết cũng không trốn chạy thế mà không lẽ chịu chết mà không được gì hết sao? à Bởi thế nên sĩ tốt hết lòng chiến đấu.
+ Binh sĩ bị vây hãm quá mức ắt không còn lo lắng sợ hãi nữa, không có chỗ chạy nên phải vững chí, tiến sâu vào nên không bị trói buộc, cực chẵng đã phải đánh vậy.
Cho nên binh ấy không cần phải căn dặn gì mà vẫn giữ gìn, không cầu mong mà được lòng sĩ tốt, không cần ước thúc mà thương yêu bề trên, không cần nói mà đã tin cậy. Cấm bàn điểm gở, trừ khử nghi ngờ thì binh ấy đến chết cũng không thay lòng.
Binh sĩ không thừa tiền của cải không phải họ ghét tiền ghét của, họ không tiếc tính mạng không phải họ ghét sống lâu. Ngày ra lệnh sĩ tốt kẻ thì ngồi khóc nước mắt chảy ước áo, kẻ thì nằm khóc lệ tràn ướt má. à Cho nên ném binh vào chỗ không chạy được thì họ sẽ dũng cảm như Chuyên Chư ( một thích khách nước Ngô nổi tiếng bậc nhất thời Xuân thu chiến quốc – Trung Quốc).
Binh sĩ biết dùng sẽ giống như con suất thiên (một loại rắn ở Thường Sơn, Trung Quốc: đánh vào đầu thì đuôi quặp lại đâm, đánh vào đuôi thì đâu quay lại cắn, đánh vào mình thì đầu đuôi đều quặp vào giữa). Có thể dùng binh giống con suất thiên không?
Có thể ! Ví dụ minh họa: Người ở nước Ngô và nước Việt tuy ghét nhau nhưng khi ngồi chung một thuyền để qua sông gặp phải sóng gió thì cùng nhau như tay trái và tay phải. Trói chân ngựa, chôn bánh xe đều chưa đủ tin rằng chúng đứng yên một chổ.
Người giỏi dụng binh:
+ Làm cho mọi người cùng một lúc trở nên bạo dạn như một người.
+ Ba quân cứng hay mềm, mạnh hay yếu đều có thể dùng được cả, đó là nhờ địa thế. Sai sử ba quân giống như dẫn dắt một người thành thử họ cực chẵng đã phải tuân theo vậy.
Khi mưu đồ việc gì thì bậc tướng súy phải;
+ Lặng lẽ để được sâu kín.
+ Ngay thẳng, chỉnh tề để được trị được yên.
+ Bịt tay, che mắt sĩ tốt khiến họ chẳng biết được ý mình.
+ Đổi công việc thay mưu kế khiến cho sĩ tốt không hiểu được việc mình.
+ Dời chổ ở dẫn binh đi quanh co khiến sĩ tốt không lường được kế mình.
Tướng súy dẫn binh đi lâm trận cũng như:
+ Lên cao rồi vứt thang đi.
+ Dẫn quân đi sâu vào đất chư hầu, tốt thuyền đập nồi để phát động tâm cơ sĩ tốt.
+ Xua một bầy dê: xua qua thì qua, xua lại thì tìm lại, chẳng biết đi đâu.
+ Nắm ba quân ném vào nơi hiểm yếu.
Tướng súy phải xét kỹ cách ứng biến của chín thế đất, điều lợi hại sự co duỗi, lẽ thường của nhân tình.
Phép đem quân giữ vai khách ở nước người:
– Vào sâu: ắt được chuyên nhất.
– Vào cạn: ắt phải ly tán.
– Ra khỏi nước mình, vượt biên giới để đóng quân, đó là đất cách tuyệt
– Giao thông được bốn nước, đó là đất ngã tư.
– Đã vào sâu rồi, đó là đất khó lui.
– Mới vào cạn, đó là đất dễ lui.
– Mặt sau hiểm trở, không lui được, mặt trước đèo ải khó qua, đó là đất vây bọc.
– Không có lối thoát, đó là đất chết kẹt.
==> Cách ứng biến:
+ Ở đất ly tán: –> Thống nhất ý chí của ba quân.
+ Ở đất dễ lui: –> Cho ba quân đi liền nhau, đồn chấn giữ liền nhau.
+ Ở đất khó lui: –> Lo chu cấp đều đặn lương thực cho quân sĩ.
+ Ở đất tranh giành: –> Ta đem quân đánh vào lưng địch.
+ Ở đất giao thông: –> Giữ gìn cẩn thận.
+ Ở đất ngã tư: –> Ta củng cố tình giao hảo với các nước chư hầu.
+ Ở đất chết kẹt: –> Ta cho sĩ tốt biết rằng không thể sống còn.
+ Ở đất vây bọc: –> Ta cho bít chỗ hở.
+ Ở đất khó đi lại: –> Ta đi qua khỏi cho gấp rút.
==> Tình trạng việc binh phải như sau:
+ Bị vây thì phải chống cự.
+ Cực chẳng đã nên phải đánh.
+ Bị địch bức bách quá nên phải tuân theo lệnh tướng súy.
+ Không biết được mưu kế của chư hầu thì không nên tính trước kết giao.
+ Không biết hình thế núi rừng, đầm lầy hiểm trở thì không thể hành quân.
+ Không dùng kẻ hướng đạo thì không thể lấy địa lợi.
Binh của bậc bá vương: đánh nước lớn nào thì khiến cho binh của họ không thể tụ hợp lại được, uy hiếp địch đến nỗi các nước khác không giám đến kết giao với địch, cho nên không cần tranh giành việc kết giao với thiên hạ, không cần bồi đắp quyền thế của mình đối với thiên hạ, chỉ tin cậy thực lực riêng của mình để uy hiếp địch quốc nên có thể đánh lây thành của họ.
Chú ý:
– Nên ban thưởng đặc biệt ra ngoài phép ban thưởng.
– Nên ra những lệnh đặc biệt ra ngoài thông lệ thì có thể sử dụng ba quân như sai khiến một người.
– Bày công việc ra để sai khiến mà chớ nói trước cho biết.
– Bày điều lợi để sai khiến mà chớ cho thấy điều hại.
– Ném binh vào đất mất rồi mới còn, để binh bị vây hãm ở đất chết rồi sau mới cho sống.
– Để cho binh thấy sự nguy hại đe dọa rồi sau ta mới làm chủ sự thắng bại được.
Phép dụng binh:
+ Giả vờ theo ý địch, dồn binh đánh vào một hướng, từ ngàn dặm để giết tướng địch, đó gọi là “khéo nên làm nên việc”.
+ Ngày quyết định dấy binh: hãy đóng chặt các nơi quan ải, hủy bỏ phù tiết không thông sứ với địch quốc, trước phải tính toán cẩn thận chốn miếu đường để sắp đặt công việc cho được chu đáo.
+ Thấy địch sơ hở chỗ nào thì vội len vào.
+ Muốn đánh chiếm chỗ thiết yếu nào thì phải giấu kín ý định của ta, phải tùy theo địch tình mà sắp đặt kế hoạch chiến đấu.
+ Lúc mới đầu binh phải như gái tơ, chờ địch hé cửa thì xông vào như thỏ chạy trốn, khiến địch không kịp chống cự.
12. THIÊN THỨ 12: HỎA CÔNG.
Tôn Tử viết: Có 5 cách đánh bằng lửa:
– Thứ nhất: Đốt doanh trại để giết người.
– Thứ hai: Đốt lương thảo tích trữ.
– Thứ ba: Đốt xe cộ.
– Thứ tư: Kho lẫm(*).
– Thứ năm: Đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.
Muốn dùng hỏa, phải có nhân duyên. Muốn phóng hỏa phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
Thời tiết thuận lợi là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, Bích, Dực, Chẩn(*). Đây là những ngày nổi gió.
Khi dùng hỏa công, phải ứng biến tùy theo 5 trường hợp phóng hỏa:
– Lửa cháy ở bên trong thì gấp tiếp ứng ở bên ngoài.
– Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờ xem mà chớ vội đánh.
– Lửa cháy to: Vào được thì vào, không vào được thì thôi.
– Lửa đã cháy được ở ngoài thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào.
– Lửa cháy ở trên luồng gió thì chớ ở dưới luồng gió đánh lên.
– Ban ngày có gió nhiều thì ban đêm không có gió.
– Dùng lửa để trợ giúp vào sự tấn công thì sáng sủa dể thấy. Dùng nước để trợ giúp sự tấn công thì được mạnh thế hơn. Nước có thể dùng để ngăn chặn chứ không thể dùng để chiếm đoạt.
Phép yêu nước, giữ binh được vẹn toàn mà nhà Vua sáng suốt và tướng tài cần phải lo tính và sắp đặt:
– Đánh thắng, giành lấy được mà không tưởng thưởng công lao cho sĩ tốt thì đó là điều nguy hại, như thế chỉ ở lại đất địch tiêu phí tiền một cách vô ích.
– Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.
– Nhà Vua không nên vì giận giữ và tướng tài không nên vì oán hờn mà gây chiến. Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại nhưng nước mất rồi thì khó lấy lại và người chết rồi thì không thể sống lại.
– Thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh còn không thì thôi.
13. THIÊN THỨ 13: GIÁN ĐIỆP.
Tôn Tử viết: Phàm dấy binh mười vạn, đi xa ngàn dặm, tính chung các phí tổn của trăm họ, sự cung phụng của các nhà công… mỗi ngày lên tới ngàn lượng vàng, trong ngoài phải náo động, nhân dân chịu vất vả vì việc phu dịch ở dọc đường, bỏ bê công việc làm ăn lên tới bảy mươi vạn nhà. Kéo dài đến nhiều năm để tranh thắng lợi trong một ngày mà lại không dám ban tước lộc, không dám thưởng trăm lượng vàng để dùng gián điệp đến nổi không biết tình hình quân địch, đó là hạng người hết sức bất nhân: người ấy chẳng đáng làm chủ tướng của mọi người, chẳng đáng làm tôi phò chúa, không thể làm chủ được sự thắng lợi. Cho nên, các bậc vua chúa sáng suốt, tướng tài sở dĩ dấy binh thắng địch, thành công hơn người đó là nhờ biết trước vậy. Biết trước ở đây không phải nhờ quỉ thần mách bảo, không phải nhờ so sánh các việc tương tự mà tìm biết được, phải nhờ người mà biết được tình hình của quân địch.
Dùng gián điệp thì có năm loại:
– Nhân gián (hương gián): là nhân lấy người làng bên nước địch để dùng làm gián điệp.
– Nội gián: là nhân lấy quan lại của địch để dùng làm gián điệp.
– Phản gián: là nhân lấy gián điệp của địch để dùng làm gián điệp cho mình.
– Tử gián: là ta phô trương các vật giả giá ngoài, báo cho gián điệp của ta biết để truyền tin cho địch.
– Sinh gián: là hạng gián điệp trở về được để báo cáo tình hình.
Khi năm hạng gián điệp ấy cùng khởi sự, không ai biết được các đường lối dò xét hiểm hóc của họ như thế mới là thần bí, đáng gọi là báu vật của vua loài người.
Xét chung trong ba quân:
+ Những người thân thiết với tướng súy thì không ai thân thiết bằng gián điệp.
+ Những kẻ được thưởng thì không ai được thưởng bằng gián điệp.
+ Các việc bí mật thì không việc nào bí mật cho bằng gián điệp.
Khi sử dụng gián điệp phải chú ý:
+ Không phải là bậc thánh trí thì không dùng được gián điệp.
+ Không phải là bậc nhân nghĩa thì không sai khiến được gián điệp.
+ Không tinh vi khéo léo thì không biết được thực tình nhờ gián điệp.
+ Gián điệp của địch chưa do thám ta xong mà ta nghe biết trước rồi thì gián điệp của địch và kẻ cáo giác cho ta biết đều phải bị giết chết.
+ Khi muốn đánh quân nào, đều phải biết rõ người tướng trấn giữ, các người thân tín của người tướng, người tiếp khách, người gác cửa….tên họ của từng người, đều phải kiếm gián điệp của ta tìm tòi mà biết thông tin cho đầy đủ.
+ Tìm cho ra gián điệp mà địch sai tới do thám ta, lấy điều lợi mà dụ dỗ họ, dẫn dắt họ, cho ăn ở …như thế có thể dùng họ làm phản gián cho ta được. Nhờ họ làm phản gián mà ta biết tình hình của nước địch, do đó kiếm được hương gián và nội gián bên nước địch để mà lợi dụng. Phản gián mà biết địch hình khiến tử gián bày đặt việc dối trá để đến cáo giác với quân địch, đồng thời sai sinh gián đi về đúng kỳ hạn. Vì vậy, phản gián không thể không được hậu đãi. Năm việc gián điệp trên, người sử dụng phải biết đủ.
Ví dụ minh họa: Trung Quốc cổ xưa, khi nhà Ân khởi nghĩa thì Y Doãn bên đất nhà Hạ để dò xét, khi nhà Chu khởi nghĩa thì ông Khương Tử Nha bở bên đất nhà Ân dò xét tình hình. Chỉ bậc vua sáng, tướng tài mới có thể dùng gián điệp để có thành công lớn.
(Xin tiếp tục chia sẽ phần TAM THẬP LỤC KẾ và LỤC THAO của Khương Tử Nha ở các bài đăng tiếp theo)
Thiên 02 - Tác Chiến
Thiên 03 - Mưu Công
Thiên 04 - Hình
Thiên 05 - Thế
Thiên 06 - Hư Thực
Thiên 07 - Quân Tranh
Thiên 08 - Cửu Biến
Thiên 09 - Hành Quân
Thiên 10 - Địa Hình
Thiên 11 - Cửu Địa
Thiên 12 - Hỏa Công
Thiên 13 - Dùng Gián Điệp
(TÔN VŨ (BỘ VŨ KINH THẤT THƯ)
“ Thời nay, binh pháp không chỉ còn mang một ý nghĩa thuần túy quân sự nữa. Binh pháp đã lặng lẽ hòa vào đời sống thành một nghệ thuật đối nhân xử thế, nghệ thuật sống, nghệ thuật của người lãnh đạo và của của người thừa hành. Vì thế, sẽ rất không thừa nếu không nói là rất bổ ích khi suy nghĩ và nghiên cứu lại những tinh hoa của binh pháp cổ đại. Như thế mới gọi là “phát huy vốn cổ”. Người làm tướng, làm lãnh đạo đọc binh pháp để hiểu thêm về phép trị quốc, trị nhân thưở trước, hiểu thêm về “đạo làm tướng”. Người thừa hành đọc để hiểu về bổn phận và trách nhiệm cũng như cách tự rèn luyện và phấn đấu vươn lên” (trích Thập Nhị Binh Thư).
Tôi không phải quân nhân phục vụ trong Quân đội, cũng không phải là nhà nghiên cứu quân sự nhưng từ nhỏ tôi đã được đọc những truyện cổ nghiên về sử sách, binh pháp, kinh dịch diễn giải khoa học, thấy cũng có những nét hay riêng của nó và trí tuệ của người xưa. Tôi xin chia sẽ từng phần trong bộ “Vũ Kinh Thất Thư” của người Trung Quốc và các Bộ binh pháp của người Việt chúng ta từ xa xưa trong “Thập Nhị binh thư” để bạn đọc có thể tìm hiểu.
– Vũ Kinh Thất Thư:
+ Lục Thao: Khương Tử Nha
+ Tam Lược: Khương Tử Nha.
+ Tư Mã Binh Pháp: Tư Mã Điền Nhương Tư.
+ Binh Pháp Tôn Tử: Tôn Vũ.
+ Binh Pháp Ngô Tử: Ngô Khởi.
+ Uất Liễu Tử: Uất Liễu.
+ Lý Vệ Công vấn đối: Lý Tĩnh.
– Tố Thư: Hoàng Thạch Công.
– Binh pháp Khổng Minh: Gia Cát Lượng.
– Binh thư yếu lược: Trần Quốc Tuấn.
– Binh thư yếu lược (tu chỉnh): Trần Quốc Tuấn.
– Hổ trướng khu cơ: Đào Duy Từ.
Trong mỗi bộ binh pháp, tôi sẽ sưu tầm sơ lược về tác giả và ghi lại những ý chính cốt trong bộ đó theo cách trình bày từng tự phổ thông cho dễ hiểu.
TÔN VŨ (VÀI NÉT SƠ LƯỢC)
– Tôn Vũ (孙武) tên chữ Trưởng Khanh, người Lạc An nước Tề (nay là Huệ Dân – Sơn Đông – Trung Quốc), ở cuối thời Xuân Thu, năm sinh năm mất đều không xác định được, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là “Tử” (thầy), lại bởi Tôn Vũ hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc).
Tôn Vũ (孙武)
Tôn Vũ (孙武)
– Tôn Vũ kết thành mối quan hệ gắn bó với Ngũ Tử Tư là trọng thần của nước Ngô, cùng phò tá vua Hạp Lư (phụ thân vua Ngô Phù Sai – người bị Câu Tiễn đánh bại sau này).
– Tôn Vũ dâng 13 thiên binh pháp lên Ngô vương là Hạp Lư, được Ngô vương rất tán thưởng rồi phong làm quân sư. Tôn Vũ sau đó cùng với Ngũ Tử Tư trợ giúp Ngô vương cải cách chính sự, tăng cường quốc lực. Giới nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc khi đã nghiên cứu, đối chiếu, tổng hợp, so sánh từ các sử liệu đã đưa ra kết luận: Trong sự nghiệp làm tướng của mình, Tôn Vũ trực tiếp chỉ huy năm trận đánh và chính năm trận chiến “để đời” này đã góp phần đưa tên tuổi, uy danh và tài thao lược quân sự của ông lừng lẫy khắp thiên hạ, lưu danh sử sách.
– Sau khi lập được công lao, Tôn Vũ không muốn làm quan, cố tình về núi làm dân thường, mai danh ẩn tích, cuối cùng không ai biết cuộc đời của ông kết thúc như thế nào, vẫn là một bí ẩn.
BINH PHÁP TÔN TỬ (BỘ VŨ KINH THẤT THƯ)
1. THIÊN THỨ 1: KẾ SÁCH.
Tôn Tử viết: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh chiến tranh:
– Một là: Đạo: là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng sức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân mà vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy.
– Hai là: Thiên: là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu trời tiết.
– Ba là: Địa: là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến thối.
– Bốn là: Tướng: là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng.
– Năm là: Pháp: tức là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý…
Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng. Cho nên từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét:
– Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn?
– Tướng soái bên nào có tài năng hơn?
– Thiên thời – địa lợi bên nào tốt hơn?
– Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn?
– Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn?
– Binh sĩ bên nào được huấn luyện thành thục hơn?
– Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua.
Nguyên tác: “Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi. Tướng bất thinh ngã kế, dung chi tất bại, khứ chi.” (Nếu chịu nghe theo mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta ở lại. Nếu không chịu nghe theo mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi.)
Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà hành động tương ứng.
Nguyên tác: “ Binh giả, quỷ đạo giả.” (Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá.)
Thông thường:
– Có thể tấn công thì giả như không thể tấn công.
– Muốn đánh như giả không muốn đánh.
– Muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần.
– Lấy lợi dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thế lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận giữ.
– Địch khinh thường thì làm cho chúng thêm kiêu căng.
– Địch nhàn hạ thì làm cho chúng vất vả.
– Địch đoàn kết thì làm cho chúng ly tán.
Nguyên tác: “ Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý.” (Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới).
Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ. Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít huống chi không tính toán gì. Quan sát đầy đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.
2. THIÊN THỨ 2: TÁC CHIẾN.
Tôn Tử viết: Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, quân đông mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được. Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm, tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mệt mỏi, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được. Dùng binh trong đánh giặc chỉ nghe nói trong tốc thắng vẫn còn thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả.
Cho nên: người không hiểu biết chỗ hại khi dụng binh thì không thể hiểu được chỗ lợi trong dụng binh. Người giỏi dụng binh, lính mãn ngũ không gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần, quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng cho quân đội sẽ được thỏa mãn. Sở dĩ quốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải lương thực đi quá xa. Vận tải lương thực xa, bá tánh sẽ nghèo. Chung quanh nơi quân đội tập kết, vật giá sẽ cao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽ làm cho tiền tài của bá tính khô kiệt. Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế. Sức mạnh tiêu hao hết, tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bá tính thiền tài mười phần hao bảy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu. Cho nên tướng soái giỏi thì:
– Lấy lương thực ở nước địch:
+ Ăn một chung gạo ở nước địch bằng hai mươi chung gạo ở nước nhà.
+ Dùng một thạch cỏ ở nước địch bằng hai mươi thạch cỏ ở nước nhà.
– Muốn quân hăng hái giết địch phải làm quân biết hận địch.
– Cướp của địch mà thưởng cho quân nhà.
– Đánh bằng xe, cướp được hơn mười cái thì thưởng cho người đầu tiên cướp được.
– Bỏ cờ xe địch, cắm cờ quân nhà mà dùng chung với xe nhà.
– Đãi tù binh tử tế thì thắng địch mà làm quân nhà thêm mạnh.
Thế nên dụng binh cốt thắng không cốt kéo dài. Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân, là người giữ sự an nguy cho quốc gia.
3. THIÊN THỨ 3: MƯU CÔNG.
Tôn Tử viết:
– Đại phàm phép dụng binh làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
– Làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó kém hơn.
Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải là cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt trong sự sáng suốt.
Vì vậy, thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì. Đánh thành trì là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất ba tháng mới hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất ba tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân đánh thành trì thương vong ba phần mất một mà vẫn chưa hạ được. Đó là cái hại của việc đánh thành trì.
Do đó, người giỏi dụng binh thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành thắng lợi hoàn toàn.
Phép dụng binh:
– Gấp mười lần địch thì bao vây.
– Gấp năm lần địch thì tấn công.
– Gấp đôi lần địch thì chia ra mà đánh.
– Ngang bằng địch thì phải đánh khéo.
– Kém hơn địch thì phải rút, tránh giao tranh với địch.
– Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh.
Tướng soái là trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh.
Vua có thể gây bất lợi cho việc quân trong ba trường hợp sau đây:
– Không biết quân không thể tiến mà bắt tiến, không biết quân không thể thoái mà bắt thoái.
– Không biết việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang man khó hiểu.
– Không biết mưu kế dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn nghi ngờ. Quân băn khoăn nghi ngờ thì các nước chư hầu thừa cơ tấn công. Đó là làm rồi mình khiến địch thắng.
Cho nên, năm điều có thể thắng:
– Biết có khả năng đánh hay không có khả năng đánh, có thể thắng.
– Biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thể thắng.
– Quân tướng đồng lòng, có thể thắng.
– Lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị, có thể thắng.
– Tướng giỏi mà vua không can thiệp vào, có thể thắng.
Nguyên tác: “Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi. Bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ. Bất tri bỉ bất tri kỷ, tất chiến tất đãi.” (Biết địch biết ta, trăm trận không bại. Biết ta mà không biết địch, trận thắng trận bại. Không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại).
4. THIÊN THỨ 4: HÌNH.
Tôn Tử viết: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc:
– Trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch.
– Không để bại là do mình, giành chiến thắng là tại địch.
– Làm cho kẻ địch không thắng được mình nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng.
Nguyên tác: “Thắng khả tri, i nhi bất khả vi”. (Thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được). Dự đoán chiến thắng mà không hơn nhiều người thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, thắng một trận mà thiên hạ gọi giỏi thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, nhấc một cọng lông thì không kể là khỏe, nhìn thấy nhật nguyệt không kể là mắt tinh, nghe được sấm sét không kể là tai thính…
Nguyên tác: “Thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng”. (Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, bảo toàn lực lượng mà vẫn toàn thắng). Không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa.
Người giỏi dụng binh:
– Thường đánh bại kẻ địch dễ thắng nên việc giành được chiến thắng ấy không phải là trí dũng. Chiến thắng của họ là không có gì phải nghi ngờ vì nó dựa trên cơ sở tất thắng kẻ địch đã lâm vào thế thất bại.
– Bao giờ cũng đặt mình vào thế thất bại (*) mà cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch.
+ Đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng sau đó mới giao tranh.
+ Đội quân chiến bại thường giao tranh trước sau đó mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may.
– Có thể từ các mặt tu sửa cái lẽ không thể thắng để nắm được quyền quyết định sự thắng bại.
Phép dụng binh là: ĐỘ à LƯỢNG à SỐ à XỨNG à THẮNG. Tính thế sinh độ, độ sinh lượng, lượng sinh số, số sinh xứng, xứng sinh thắng.
Thắng binh dùng “dật” đánh “thù”. Bại binh dùng “thù” chống “dật”.
Nguyên tác: “Thắng giả chi chiến dân dã, nhược quyết tích thủy ư thiên nhẫn chi khê giả, hình dã”. (Người chiến thắng là người có quân lực hùng mạnh, chỉ huy tác chiến dùng binh như tháo nước đổ từ trên trời xuống vậy, cái này gọi là HÌNH của binh lực). (Dật = 1/24 lạng;Lạng = 1/24 thù).
5. THIÊN THỨ 5: THẾ.
Tôn Tử viết: Phàm việc điều khiển quân, bất kể nhiều hay ít là việc tổ chức biên chế quân đội, chỉ huy quân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh. Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là chính. Dùng binh công địch được thế như lấy đá chọi trứng, ấy là nhờ biết vận dụng chính xác tránh thực chọi hư.
Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng. Tướng giỏi dùng binh sẽ biết biến hóa tác chiến như trời đất không bao giờ cùng đường, sông biển không bao giờ cạn nước, như mặt trăng mặt trời lặn rồi lại mọc, như bốn mùa thay đổi qua rồi lại đến. Âm nhạc không quá 5 âm thanh(*) nhưng biến hóa khôn lường nghe sao cho hết được. Sắc màu cũng chỉ có 5 màu(*) biến hóa nhìn sao cho tận. Vị bất quá cũng chỉ có 5 vị (*) nhưng biến hóa nếm sao cho đủ. Chiến thuật cũng có KỲ và CHÍNH nhưng biến hóa của kỳ và chính là vô cùng vô tận. Kỳ – chính chuyển hóa lẫn nhau như vòng tròn không có khởi điểm cũng không có kết thúc, ai có thể biết được?
Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ. Chim ưng vồ mồi chỉ một cú có thể xé nát con mồi, đó là nhờ thế tiết nhanh như chớp nhoáng. Người chỉ huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng. Thế hiểm như cung đã giương hết mức, tiết chớp nhoáng như lấy nỏ phóng lên, nhanh vô cùng.
Trong khi tác chiến, người ngựa rối loạn mà không để đội hình rối loạn. Hỗn loạn mù mịt mà vẫn đâu ra đấy, duy trì được thế tiết thì không bị bại.
Ta có tổ chức chặt chẽ thì khiến địch hỗn loạn. Ta có lòng dũng cảm thì khiến địch khiếp sợ. Ta có binh lực lớn thì khiến địch suy yếu. Chặt chẽ hay hỗn loạn là do ở tổ chức, dũng cảm hay khiếp sợ là do ưu thế tạo nên, lớn mạnh hay suy yếu là do thực lực đối sách thể hiện ra. Tướng giỏi là biết cách điều khiển quân địch, ngụy trang để dụ địch khiến địch di động theo ý mình, dùng lợi nhỏ dụ kẻ địch, địch ắt đến để chiếm. Dùng cách đó mà khiến quân địch đến nạp mạng.
Người giỏi tác chiến:
– Biết tạo ra tình thế có lợi chứ không trách thuộc cấp, biết chọn lựa và sử dụng nhân tài để tạo nên lợi thế.
– Tạo ra thế như lăn gỗ đá, gỗ đá ở chổ bằng thì nằm im, ở chổ nghiêng dốc thì dịch chuyển, vuông thì dừng mà tròn thì lăn.
Bởi vậy, người giỏi chỉ huy tác chiến cũng như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao vạn trượng xuống chân núi. Thế tạo ra chính là như vậy.
6. THIÊN THỨ 6: HƯ – THỰC.
Tôn Tử viết: Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân địch.
– Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng binh lợi nhỏ nhữ địch.
– Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó.
– Địch nghỉ ngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi.
– Địch đầy đủ lương thảo, ta phải làm cho chúng đói khát.
– Địch đóng quân yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển: đó là vì nơi ta tấn công nên địch phải đến ứng cứu.
– Quân ta đến những nơi không bị địch ngăn trở, ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công vào nơi địch không cách gì phòng thủ. Ta phòng thủ vững chắc do ta biết trước nơi sẽ bị địch tấn công.
– Ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu.
– Ta không muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho chúng phải đổi hướng tấn công.
– Ta khiến địch để lộ thực lực mà ta thì vô hình, ta có thể tập trung binh lực còn địch thì phân tán lực lượng.
Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ. Người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tấn công vào nơi nào. Vì thế ta có thể nắm vận mạng của quân địch trong tay.
– Ta tiến công mà địch cản không nổi vì ta như tiến vào chỗ không người.
– Ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp.
– Ta tập trung binh lực ở một nơi mà địch phân tán lực lượng ở mười chốn tức là ta dùng mười đánh một. Nhờ vậy, quân ta đông, quân địch ít, lợi thế hẳn cho ta. Dùng nhiều đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng.
– Nơi ta tiến công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi. Phòng thủ nhiều nơi thì quân số bị phân bố, ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch. Binh lực địch mỏng là vì phòng bị khắp nơi. Binh lực ta dồi dào là nhờ buộc địch phải phòng bị khắp chổ.
– Địch giữ được “mặt tiền” thì “mặt sau” mỏng yếu, giữ đuợc bên trái thì bên phải yếu mỏng.
Biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể giao phong với địch.
– Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái và cánh phải không thể tiếp ứng lẫn nhau, mặt tiền và mặt hậu không thể ứng cứu lẫn nhau.
– Vượt người về số quân đâu có ích cho ta trong việc thắng bại, thắng lợi là do ta tạo thành, quân địch tuy đông ta có thể làm cho chúng không thể đấu với ta được.
Bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch. Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của quân địch mà vận dụng linh hoạt chiến thuật. Chiến thiến lần sau không gặp lại phương thức đã dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.
– Trinh sát xem chỗ nào có lợi, chỗ nào bất lợi.
– Đánh thử xem binh lực của địch mạnh hay yếu thực hư thế nào.
– Ngụy trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng không biết cách đối phó với quân ta.
– Người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận dụng phương kế đó như thế nào.
Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗ cứng, chỗ thực của quân địch mà đánh vào chỗ mềm, chỗ hư của địch.
– Dụng binh cũng như dòng nước chảy: từ chổ cao đổ xuống chổ thấp.
– Dụng binh tác chiến không có tình thế cố định, không có phương thức nhất định.
– Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần.
7. THIÊN THỨ 7: QUÂN TRANH.
Tôn Tử viết: Phàm dụng binh chi pháp, tướng soái nhận lệnh vua, trưng tập dân chúng, tổ chức quân đội, sau mới bày trận đối địch. Trong quá trình đó, khó nhất là quân tranh nghĩa làgiành lấy lợi thế, hiểu được phương pháp biến cong thành thẳng.
– Phải biến đường cong thành đường thẳng: tuy đi đường vòng nhưng lấy cái lợi nhỏ dụ địch thì mới có thể xuất phát sau mà tới trước yếu địa cần tranh.
– Phải biến bất lợi thành có lợi.
Quân tranh vừa có lợi, vừa có nguy hiểm:
– Đem toàn quân có trang bị nặng nề đi tranh thì không thể đạt được dự định, nếu bỏ trang bị nặng thì trang bị nặng sẽ tổn thất. Quân đội không có trang bị nặng ắt sẽ thua, không có lương thảo ắt chết, không có vật tư ắt khó sống.
– Cuốn giáp tiến gấp, ngày đêm không nghỉ để đi trăm dặm tranh lợi thì tướng lĩnh ba quân có thể bị bắt, lính khỏe tới trước, yếu tới sau, cuối cùng chỉ có một phần mười binh lực đến trước.
– Đi năm mươi dặm tranh lợi, tướng lĩnh tiền quân sẽ bị chặn, chỉ có một nữa binh lực tới trước.
– Đi ba mươi dặm tranh lợi, chỉ có hai phần ba binh lực tới trước.
Dụng binh đánh trận phải dựa vào biến hóa gian trá mới mong thành công.
– Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu thì không thể tính việc kết giao.
– Chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ thì không thể hành quân.
– Không dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi.
– Phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không mà hành động, tùy cơ ứng biến, dựa vào sự tập trung hay phân tán binh lực mà thay đổi chiến thuật.
– Quân đội hành động thần tốc thì nhanh như gió cuốn.
– Quân đội hành động chậm rãi thì lừng thừng như rừng rậm
– Khi tấn công thì phải như lửa cháy.
– Khi phòng thủ thì như núi đá.
– Khi ẩn mình thì như bóng tối.
– Khi xung phong thì như sấm sét.
– Chiếm được làng xã phải phân binh đoạt lấy, mở rộng lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ.
Người giỏi dụng binh:
– Nắm chắc sĩ khí quân đội: Sĩ khí của quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau một thời gian dần dần suy giảm, tránh nhuệ khí hăng hái của quân địch cho đến khi nhuệ khí đó của chúng bị tiêu tan giảm sút rồi mới đánh, làm dao động quyết tâm của tướng địch.
– Nắm chắc tâm lý quân đội: lấy nghiêm chỉnh của quân ta đối phó với sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự bình tĩnh của ta đối phó với sự hoang mang của quân địch.
– Nắm chắc sức chiến đấu quân đội: lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt, lấy no chờ đói.
– Nắm vững biến hóa chuyển động: không đi chặn đánh quân địch đang có hàng ngũ chỉnh tề, không đánh kẻ địch có thế trận và lực lượng hùng mạnh.
Nguyên tắc dụng binh:
– Địch chiếm núi cao thì không đánh lên.
– Địch dựa vào gò đống thì không nên đánh chính diện.
– Địch vờ thua chạy thì không nên đuổi theo.
– Địch tinh nhuệ thì chưa nên đánh vội.
– Địch cho quân nhử mồi thì mặc kệ chúng.
– Địch rút về nước thì không nên chặn đường.
– Bao vây địch nên chừa một lối thoát cho chúng.
– Địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng.
8. THIÊN THỨ 8: CỬU BIẾN.
Tôn Tử viết: Phàm dụng binh chi pháp, tướng soái nhận lệnh vua, tập hợp quân đội quân nhu (giáo, khí, lương…) khi xuất chinh cần chú ý:
– Ở “phỉ địa”: đất xấu, thì không dựng trại.
– Ở “cù địa”: đất có đường thông suốt, phải kết giao với nước láng giềng.
– Ở “tuyệt địa”: không được nấn ná.
– Ở “vi địa”: đất bị vây, thì phải tính kế.
– Ở “tử địa”: phải liều chết quyết chiến.
– Có những đường không nên đi.
– Có những loại địch không nên đánh.
– Có những thành không nên công.
– Có những vùng không nên giành.
– Có những lệnh vua không nên nghe.
Tướng lĩnh thông minh suy tính tất phải cân nhắc hai phương diện lợi hại:
– Gặp tình hình bất lợi, phải tìm cho được điều lợi mới thành đại sự.
– Gặp tình hình thuận lợi, phải cố thấy rõ những yếu tố bất lợi mới kịp thời giải trừ được tai biến.
– Muốn khuất phục chư hầu, phải đánh vào chỗ nguy hại của họ.
– Muốn điều khiển chư hầu, phải buộc họ làm những việc họ không thể làm được.
– Muốn ép họ vào thế bị động, phải dùng lợi mà dẫn dụ họ.
Nguyên tắc dùng binh:
– Không chờ địch tấn công ta, mà phải tập trung vào việc sắp sẵn kế sách đối phó.
– Không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của ta vững chắc, địch không thể hạ được.
Năm điểm nguy hiểm của người làm tướng:
– Liều chết khinh suất có thể bị giết.
– Tham sống sợ chết có thể bị bắt.
– Nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu.
– Liêm khiết tự trọng thì không chịu nhục nhã.
– Thương dân có thể lo buồn bất an.
9. THIÊN THỨ 9: HÀNH QUÂN.
Tôn Tử viết: Khi hành quân và dựng trại ở những dạng địa hình khác nhau, khi phán đoán tình hình quân địch, phải chú ý:
– Ở vùng núi, phải dựa vào vùng sơn cốc có nước và cỏ, hạ trại ở chỗ cao, hướng về ánh sáng. Nếu địch chiếm được chỗ cao thì không đánh lên.
– Khi vượt sông, nên hạ trại ở xa bờ. Nếu địch vượt sông đánh ta, ta không nên giao chiến với địch dưới sông, chờ địch sang sông được phân nửa mới đánh thì được lợi. Nếu muốn quyết chiến với địch nên bày trận sát bờ sông. Hạ trại bên bờ sông cũng phải chiếm ở chỗ cao, đón ánh sáng, không được theo hướng ngược dòng sông tấn công địch. Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽ dâng lên, nhất định không được vượt sông, phải chờ khi nước rút.
– Nếu gặp vùng đầm lầy nước mặn, phải ở gần nơi có nước và cỏ, lưng dựa vào lùm cây.
– Nếu gặp vùng đồng bằng, phải chiếm nơi rộng rãi, bên phải có gò cao, phía trước mặt thấp, phía sau lưng cao.
– Hạ trại nên ở nơi cao ráo tránh ẩm thấp, ở nơi sáng tránh chổ tối tăm, ở nơi gần cỏ và nước có đường vận chuyển quân nhu tiện lợi, tướng sĩ không bị nhiễm bệnh, đó là đảm bảo cho chiến thắng.
– Hành quân ở vùng nhiều gò đống, đê điều, tất phải chiếm phần cao ráo sáng sủa, chủ yếu dựa vào phía bên phải. Cái lợi của cách dùng binh này là được lợi thế địa hình hổ trợ.
– Hành quân qua những nơi mà hai bên sườn có nhiều chỗ hiểm trở, ao hồ đầm lầy, lau sậy um tùm, cây cối rậm rạp tất phải thận trọng dò xét vì đó là những nơi địch dễ có thể mai phục.
– Năm loại địa hình dưới đây, khi hành quân tất phải gấp rút chuyển đi, không nên đến gần, để địch ở gần nơi đó, ta nên hướng mặt về phía địa hình ấy mà cho địch xoay lưng vào đó:
+ Thiên giản: là khe núi hiểm trở.
+ Thiên tỉnh: là nơi vách cao vây bọc.
+ Thiên lao: là nơi 3 mặt bị vây, vào dễ ra khó.
+ Thiên hãm: là nơi đất thấp lầy lội khó vận động.
+ Thiên khích: là nơi hẻm núi khe hở.
– Cần chú ý:
+ Địch đã đến gần mà vẫn yên tĩnh là chúng đã chiếm được địa hình hiểm yếu thuận lợi.
+ Địch ở xa mà đến khiêu chiến là chúng muốn dẫn dụ ta tiến lên.
+ Địch đóng quân ở nơi bằng phẳng là đã chiếm được địa hình lợi thế.
+ Cây cối rung động là địch đang lặng lẽ tiến gần.
+ Trong cỏ có nhiều chướng ngại vật là địch cố ý bày nghi trận.
+ Chim xao xác bay lên là bên dưới có phục binh, thú kinh hãi bỏ chạy là địch kéo quân đến đánh úp.
+ Bụi bốc cao mà nhọn là chiến xa địch tới, bui bay thấp mà tản rộng là địch kéo bộ binh đến. Bụi bay tản mác là địch chia quân đi kiếm củi. Bụi bay ít mà lúc có lúc không là địch đang dựng trại.
+ Sứ giả nói năng khiêm nhượng mà địch lại tăng cường là đang chuẩn bị tiến công, sử giả nói cứng lại giả tiến lên là địch đang chuẩn bị rút lui, sứ giả đến tặng quà và nói năng mềm mỏng là địch muốn đình chiến.
+ Chiến xa hạng nhẹ chay ra hai bên sườn là địch đang bày thế trận.
+ Địch chưa thua đã vội cầu hòa là đang có âm mưu, địch gấp bày trận là đã định kỳ hạng tấn công, địch nửa tiến nửa lui là đang muốn dụ ta, quân lính chống binh khí làm thế đứng dựa vào là đang đói bụng, quân địch đi lấy nước mà uống trước mới đem về là địch đang khát nước, địch thấy lợi mà không tiến lên tranh đoạt là đang mệt mỏi.
+ Chim chóc đậu trên doanh trại địch là trại đang bỏ trống.
+ Ban đêm (*) địch hốt hoảng gọi nhau là biểu hiện hoảng sợ.
+ Quân lính trong trại nhiễu loạn là tướng địch không có uy nghiêm, cớ xí ngả nghiên là đội ngũ địch đã rối loạn, quan quân dễ nổi nóng là toàn quân đã mệt mỏi, quân lính thì thầm bàn tán là tướng địch không được lòng quân.
+ Dùng cả lương thực cho ngựa ăn, giết ngựa lấy thịt, thu gọn dụng cụ nấu ăn, lính không về trại là địch đã khốn cùng, liều chết phá vòng vây.
+ Liên tiếp khao thưởng quân sĩ là địch không có biện pháp hành động, liên tiếp trừng phạt hạ cấp là quân địch đang quẫn bách.
+ Thoạt đầu hung hãn, sau lại sợ sệt cấp dưới là tướng địch quá dốt, trí lực kém.
+ Địch giận dữ kéo quân bày trận đối diện với quân ta mà lâu lại không tiến không lui thì ta nên cẩn trọng xem xét vì sợ địch đang có mưu kế.
– Đánh trận không cốt lấy quân đông, không nên khinh địch tiến liều mà phải tập trung lực lượng, phán đoán tình hình, tranh thủ sự tín nhiệm và ủng hộ của hạ cấp là được. Kẻ không biết nhìn xa trông rộng lại khinh địch ắt hẳn bị địch bắt.
– Chưa có ân đức đã vội ra uy trừng phạt thì quân sĩ không phục, quân sĩ không phục thì khó có thể sai khiến được. Đã có ân đức với quân sĩ mà không áp dụng kỷ luật quân pháp thì cũng không thể sai khiến được họ.
– Phải mềm mỏng độ lượng để quân sĩ đồng lòng, dùng quân pháp nghiêm minh để quân sĩ nhất nhất tề chỉnh thì mới có thể khiến quân sĩ kinh sợ và phục tùng. Uy lệnh có nghiêm thì quân sĩ mới quen phục tùng, thời bình mà mệnh lệnh được nghiêm chỉnh chấp hành thì đó là tướng đã phục được lòng quân, trên dưới đều hòa thuận hợp nhất.
10. THIÊN THỨ 10: ĐỊA HÌNH.
Tôn Tử viết: Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Phán đoán tình hình, giành lấy thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương pháp mà một tướng lĩnh tài giỏi phải nắm vững. Nắm vững phương pháp rồi mới chỉ huy tác chiến thì chắc thắng, không nắm vững phương pháp đã lo chỉ huy tác chiến thì tất bại.
Địa hình gồm có 6 loại:
– “Thông”: là nơi ta có thể đi, địch có thể đến. Địa hình này ai chiếm được chỗ cao, đảm bảo đường vận chuyển lương thực thông suốt mà tác chiến thì đắc lợi.
– “Quải”: là nơi tiến đến thì dễ mà lui thì khó. Địa hình này nếu địch không phòng, ta có thể bất ngờ tấn công thì đắc thắng, nếu địch có phòng nhưng ta đem quân đến đánh mà không thắng thì khó có thể rút về, rất bất lợi.
– “Chi”: là nơi ta tiến đến bất lợi, địch tiến đến cũng bất lợi. Địa hình này thì địch dù có đem lợi dụ ta, ta cũng chớ xuất kích, nên giả thua rút đi, dụ địch tiến ra nửa chừng hãy đem quân trở lại công kích thì ta đắc lợi.
– “Ải”: là nơi đất hẹp, ở địa hình này ta nên chiếm trước mà chờ đợi địch đến. Nếu địch chiếm được trước ta và dùng nhiều quân giữ cửa thì ta không nên đánh. Nếu địch không nhiều binh phòng thì ta có thể tiến đánh.
– “Hiểm”: là nơi đất hiểm trở. Ở địa hình này nếu ta chiếm trước địch thì nên đóng quân ở chỗ cao, dễ quan sát để chờ địch tới. Nếu địch chiếm trước thì ta nên lui quân, chớ tiến đánh.
– “Viễn”: là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thế lực đôi bên ngang nhau thì không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi.
Việc binh có 6 tình huống bất lợi:
– “Tẩu”: là địa thế như nhau mà chỉ huy nhu nhược, không quyết đoán.
– “Trì” (*): là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược, tất nhiên kém sức chiến đấu.
– “Hãm” (*):
– “Băng”: là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp phục địch cứ tự ý xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽ bại như núi lở.
– “Loạn”: là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không có bài bản, quan hệ trên dưới không ra hệ thống gì, bày trận lộn xộn, tự mình làm rối quân của mình.
– “Bắc”: là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi nhọn, cầm chắc thất bại.
Sau khi phân tích quy luật:
– Thấy đánh thắng, dù chú bảo không đánh vẫn phải kiên trì đánh.
– Thấy đánh ắt thua, dù chúa bảo nhất định phải đánh cũng có thể không đánh.
– Tiến không cầu danh thắng, lui không sợ phạm lệnh, chỉ cốt bảo vệ lợi ích của nhân dân và quốc gia, tướng lĩnh thế mới thực sự là người quý của đất nước.
Đối với sĩ tốt như con em, họ sẽ cùng ra xông pha vào những nơi hung hiểm. Coi sĩ tốt như con yêu quý, họ sẽ cùng sống chết bên ta.
Hậu đãi quân sĩ mà không sử dụng, nuông chìu quân sĩ mà không giáo huấn, phạm pháp mà không phạt thì họ khác nào những đứa con hư, chẳng thể dẫn đi chinh chiến được.
Chỉ biết quân mình có thể đánh mà không hiểu có thể đánh địch được hay không thì mới có nửa phần thắng.
Biết có thể đánh được địch mà không hiểu quân mình có đánh nổi không cũng chỉ mới có nửa phần thắng.
Biết kẻ địch có thể đánh bại được, biết quân ta có thể đánh nổi mà không hiểu địa hình bất lợi cho việc tác chiến thì thắng lợi cũng mới nắm được một nữa.
Người biết dụng binh thì hành động quyết không mê muội, sử dụng chiến thuật biến hóa khôn lường. Chính vì thế:
– Biết địch biết ta, thắng mà không nguy.
– Nắm vững thiên thời địa lợi sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn.
11. THIÊN THỨ 11: CỬU ĐỊA.
Tôn Tử viết: Trong binh pháp có chín thế đất khác nhau:
– Thế đất ly tán: Chư hầu đánh lên đất của mình. –> Không nên đánh đường hoàng.
– Thế đất dễ lui (vào cạn): Vào đất người chưa được sâu. –> Chớ dùng binh.
– Thế đất khó lui (vào sâu): Đi sâu vào đất nước của người, đã vượt qua nhiều thành ấp của địch. –> Nên cướp đoạt.
– Thế đất tranh giành: Ta chiếm được thì lợi cho ta, địch chiếm được thì lợi cho địch. –> Chớ tấn công.
– Thế đất giao thông: Ta đi lại dễ dàng, địch cũng đi lại dễ dàng. –> Chớ đóng binh ngăn đường.
– Thế đất ngã tư: Đất tiếp giáp với ba nước chư hầu, ai đến trước thì giao kết được với dân chúng trong thiên hạ. –> Kết giao với các nước chư hầu.
– Thế đất khó đi lại: Ở những vùng núi rừng hiểm trở, có nhiều đầm lầy, các đường xá đi lại rất khó khăn. –> Bỏ đi nơi khác.
– Thế đất vây bọc: Lối vào chật hẹp, lối ra thì quanh co, binh địch ít có thể đánh được binh ta nhiều. –> Nên dùng mưu.
– Thế đất chết kẹt: Đánh gấp thì còn sống, không dám đánh gấp thì phải thua chết. –> Nên liều đánh.
Ngày xưa, kẻ giỏi dụng binh thấy có lợi thì dấy binh, còn nếu không có lợi thì dừng và có thể khiến cho quân địch:
+ Trước sau mất liên lạc.
+ Binh nhiều và ít không thể cậy nhờ nhau.
+ Người sang và kẻ hèn không thể cứu nhau.
+ Người trên và kẻ dưới không thể giúp nhau.
+ Sỹ tốt ly tán mà không thể tập trung được.
+ Binh sỹ tụ hợp mà không thể chỉnh tề.
Nếu quân địch kéo đến đông đảo và chỉnh tề thì ta phải làm thế nào?
– Điều trước tiên là đoạt hết chỗ thiết yếu của chúng, như thế ắt chúng phải nghe theo ta. Việc binh cốt yếu phải mau lẹ, thừa dịp địch không kịp xoay trở, ta đi theo những đường lối mà chúng ta không ngờ tới để đánh vào những chỗ mà chúng không phòng bị.
– Binh giữ vai trò khách ở nước người, tiến sâu thì được chuyên mất, chủ nhân không thể khắc trị nổi.
+ Ta chiếm đoạt những đồng ruộng phì nhiêu để nuôi sống ba quân.
+ Ta bồi dưỡng sĩ tốt, đừng bắt họ làm lụng vất vả để dồn chứa khí lực cho họ.
+ Dùng mưu kế lạ khiến cho kẻ địch không thể lường được.
+ Ta ném binh vào thế không thể tháo lui nên binh ta dẫu chết cũng không trốn chạy thế mà không lẽ chịu chết mà không được gì hết sao? à Bởi thế nên sĩ tốt hết lòng chiến đấu.
+ Binh sĩ bị vây hãm quá mức ắt không còn lo lắng sợ hãi nữa, không có chỗ chạy nên phải vững chí, tiến sâu vào nên không bị trói buộc, cực chẵng đã phải đánh vậy.
Cho nên binh ấy không cần phải căn dặn gì mà vẫn giữ gìn, không cầu mong mà được lòng sĩ tốt, không cần ước thúc mà thương yêu bề trên, không cần nói mà đã tin cậy. Cấm bàn điểm gở, trừ khử nghi ngờ thì binh ấy đến chết cũng không thay lòng.
Binh sĩ không thừa tiền của cải không phải họ ghét tiền ghét của, họ không tiếc tính mạng không phải họ ghét sống lâu. Ngày ra lệnh sĩ tốt kẻ thì ngồi khóc nước mắt chảy ước áo, kẻ thì nằm khóc lệ tràn ướt má. à Cho nên ném binh vào chỗ không chạy được thì họ sẽ dũng cảm như Chuyên Chư ( một thích khách nước Ngô nổi tiếng bậc nhất thời Xuân thu chiến quốc – Trung Quốc).
Binh sĩ biết dùng sẽ giống như con suất thiên (một loại rắn ở Thường Sơn, Trung Quốc: đánh vào đầu thì đuôi quặp lại đâm, đánh vào đuôi thì đâu quay lại cắn, đánh vào mình thì đầu đuôi đều quặp vào giữa). Có thể dùng binh giống con suất thiên không?
Có thể ! Ví dụ minh họa: Người ở nước Ngô và nước Việt tuy ghét nhau nhưng khi ngồi chung một thuyền để qua sông gặp phải sóng gió thì cùng nhau như tay trái và tay phải. Trói chân ngựa, chôn bánh xe đều chưa đủ tin rằng chúng đứng yên một chổ.
Người giỏi dụng binh:
+ Làm cho mọi người cùng một lúc trở nên bạo dạn như một người.
+ Ba quân cứng hay mềm, mạnh hay yếu đều có thể dùng được cả, đó là nhờ địa thế. Sai sử ba quân giống như dẫn dắt một người thành thử họ cực chẵng đã phải tuân theo vậy.
Khi mưu đồ việc gì thì bậc tướng súy phải;
+ Lặng lẽ để được sâu kín.
+ Ngay thẳng, chỉnh tề để được trị được yên.
+ Bịt tay, che mắt sĩ tốt khiến họ chẳng biết được ý mình.
+ Đổi công việc thay mưu kế khiến cho sĩ tốt không hiểu được việc mình.
+ Dời chổ ở dẫn binh đi quanh co khiến sĩ tốt không lường được kế mình.
Tướng súy dẫn binh đi lâm trận cũng như:
+ Lên cao rồi vứt thang đi.
+ Dẫn quân đi sâu vào đất chư hầu, tốt thuyền đập nồi để phát động tâm cơ sĩ tốt.
+ Xua một bầy dê: xua qua thì qua, xua lại thì tìm lại, chẳng biết đi đâu.
+ Nắm ba quân ném vào nơi hiểm yếu.
Tướng súy phải xét kỹ cách ứng biến của chín thế đất, điều lợi hại sự co duỗi, lẽ thường của nhân tình.
Phép đem quân giữ vai khách ở nước người:
– Vào sâu: ắt được chuyên nhất.
– Vào cạn: ắt phải ly tán.
– Ra khỏi nước mình, vượt biên giới để đóng quân, đó là đất cách tuyệt
– Giao thông được bốn nước, đó là đất ngã tư.
– Đã vào sâu rồi, đó là đất khó lui.
– Mới vào cạn, đó là đất dễ lui.
– Mặt sau hiểm trở, không lui được, mặt trước đèo ải khó qua, đó là đất vây bọc.
– Không có lối thoát, đó là đất chết kẹt.
==> Cách ứng biến:
+ Ở đất ly tán: –> Thống nhất ý chí của ba quân.
+ Ở đất dễ lui: –> Cho ba quân đi liền nhau, đồn chấn giữ liền nhau.
+ Ở đất khó lui: –> Lo chu cấp đều đặn lương thực cho quân sĩ.
+ Ở đất tranh giành: –> Ta đem quân đánh vào lưng địch.
+ Ở đất giao thông: –> Giữ gìn cẩn thận.
+ Ở đất ngã tư: –> Ta củng cố tình giao hảo với các nước chư hầu.
+ Ở đất chết kẹt: –> Ta cho sĩ tốt biết rằng không thể sống còn.
+ Ở đất vây bọc: –> Ta cho bít chỗ hở.
+ Ở đất khó đi lại: –> Ta đi qua khỏi cho gấp rút.
==> Tình trạng việc binh phải như sau:
+ Bị vây thì phải chống cự.
+ Cực chẳng đã nên phải đánh.
+ Bị địch bức bách quá nên phải tuân theo lệnh tướng súy.
+ Không biết được mưu kế của chư hầu thì không nên tính trước kết giao.
+ Không biết hình thế núi rừng, đầm lầy hiểm trở thì không thể hành quân.
+ Không dùng kẻ hướng đạo thì không thể lấy địa lợi.
Binh của bậc bá vương: đánh nước lớn nào thì khiến cho binh của họ không thể tụ hợp lại được, uy hiếp địch đến nỗi các nước khác không giám đến kết giao với địch, cho nên không cần tranh giành việc kết giao với thiên hạ, không cần bồi đắp quyền thế của mình đối với thiên hạ, chỉ tin cậy thực lực riêng của mình để uy hiếp địch quốc nên có thể đánh lây thành của họ.
Chú ý:
– Nên ban thưởng đặc biệt ra ngoài phép ban thưởng.
– Nên ra những lệnh đặc biệt ra ngoài thông lệ thì có thể sử dụng ba quân như sai khiến một người.
– Bày công việc ra để sai khiến mà chớ nói trước cho biết.
– Bày điều lợi để sai khiến mà chớ cho thấy điều hại.
– Ném binh vào đất mất rồi mới còn, để binh bị vây hãm ở đất chết rồi sau mới cho sống.
– Để cho binh thấy sự nguy hại đe dọa rồi sau ta mới làm chủ sự thắng bại được.
Phép dụng binh:
+ Giả vờ theo ý địch, dồn binh đánh vào một hướng, từ ngàn dặm để giết tướng địch, đó gọi là “khéo nên làm nên việc”.
+ Ngày quyết định dấy binh: hãy đóng chặt các nơi quan ải, hủy bỏ phù tiết không thông sứ với địch quốc, trước phải tính toán cẩn thận chốn miếu đường để sắp đặt công việc cho được chu đáo.
+ Thấy địch sơ hở chỗ nào thì vội len vào.
+ Muốn đánh chiếm chỗ thiết yếu nào thì phải giấu kín ý định của ta, phải tùy theo địch tình mà sắp đặt kế hoạch chiến đấu.
+ Lúc mới đầu binh phải như gái tơ, chờ địch hé cửa thì xông vào như thỏ chạy trốn, khiến địch không kịp chống cự.
12. THIÊN THỨ 12: HỎA CÔNG.
Tôn Tử viết: Có 5 cách đánh bằng lửa:
– Thứ nhất: Đốt doanh trại để giết người.
– Thứ hai: Đốt lương thảo tích trữ.
– Thứ ba: Đốt xe cộ.
– Thứ tư: Kho lẫm(*).
– Thứ năm: Đốt đội ngũ để làm giặc rối loạn.
Muốn dùng hỏa, phải có nhân duyên. Muốn phóng hỏa phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày.
Thời tiết thuận lợi là ngày mà mặt trăng ở lại trong các sao Cơ, Bích, Dực, Chẩn(*). Đây là những ngày nổi gió.
Khi dùng hỏa công, phải ứng biến tùy theo 5 trường hợp phóng hỏa:
– Lửa cháy ở bên trong thì gấp tiếp ứng ở bên ngoài.
– Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờ xem mà chớ vội đánh.
– Lửa cháy to: Vào được thì vào, không vào được thì thôi.
– Lửa đã cháy được ở ngoài thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào.
– Lửa cháy ở trên luồng gió thì chớ ở dưới luồng gió đánh lên.
– Ban ngày có gió nhiều thì ban đêm không có gió.
– Dùng lửa để trợ giúp vào sự tấn công thì sáng sủa dể thấy. Dùng nước để trợ giúp sự tấn công thì được mạnh thế hơn. Nước có thể dùng để ngăn chặn chứ không thể dùng để chiếm đoạt.
Phép yêu nước, giữ binh được vẹn toàn mà nhà Vua sáng suốt và tướng tài cần phải lo tính và sắp đặt:
– Đánh thắng, giành lấy được mà không tưởng thưởng công lao cho sĩ tốt thì đó là điều nguy hại, như thế chỉ ở lại đất địch tiêu phí tiền một cách vô ích.
– Không thấy lợi thì đừng dấy binh, không nguy khốn thì đừng đánh.
– Nhà Vua không nên vì giận giữ và tướng tài không nên vì oán hờn mà gây chiến. Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại nhưng nước mất rồi thì khó lấy lại và người chết rồi thì không thể sống lại.
– Thấy có ích lợi cho nước nhà thì dấy binh còn không thì thôi.
13. THIÊN THỨ 13: GIÁN ĐIỆP.
Tôn Tử viết: Phàm dấy binh mười vạn, đi xa ngàn dặm, tính chung các phí tổn của trăm họ, sự cung phụng của các nhà công… mỗi ngày lên tới ngàn lượng vàng, trong ngoài phải náo động, nhân dân chịu vất vả vì việc phu dịch ở dọc đường, bỏ bê công việc làm ăn lên tới bảy mươi vạn nhà. Kéo dài đến nhiều năm để tranh thắng lợi trong một ngày mà lại không dám ban tước lộc, không dám thưởng trăm lượng vàng để dùng gián điệp đến nổi không biết tình hình quân địch, đó là hạng người hết sức bất nhân: người ấy chẳng đáng làm chủ tướng của mọi người, chẳng đáng làm tôi phò chúa, không thể làm chủ được sự thắng lợi. Cho nên, các bậc vua chúa sáng suốt, tướng tài sở dĩ dấy binh thắng địch, thành công hơn người đó là nhờ biết trước vậy. Biết trước ở đây không phải nhờ quỉ thần mách bảo, không phải nhờ so sánh các việc tương tự mà tìm biết được, phải nhờ người mà biết được tình hình của quân địch.
Dùng gián điệp thì có năm loại:
– Nhân gián (hương gián): là nhân lấy người làng bên nước địch để dùng làm gián điệp.
– Nội gián: là nhân lấy quan lại của địch để dùng làm gián điệp.
– Phản gián: là nhân lấy gián điệp của địch để dùng làm gián điệp cho mình.
– Tử gián: là ta phô trương các vật giả giá ngoài, báo cho gián điệp của ta biết để truyền tin cho địch.
– Sinh gián: là hạng gián điệp trở về được để báo cáo tình hình.
Khi năm hạng gián điệp ấy cùng khởi sự, không ai biết được các đường lối dò xét hiểm hóc của họ như thế mới là thần bí, đáng gọi là báu vật của vua loài người.
Xét chung trong ba quân:
+ Những người thân thiết với tướng súy thì không ai thân thiết bằng gián điệp.
+ Những kẻ được thưởng thì không ai được thưởng bằng gián điệp.
+ Các việc bí mật thì không việc nào bí mật cho bằng gián điệp.
Khi sử dụng gián điệp phải chú ý:
+ Không phải là bậc thánh trí thì không dùng được gián điệp.
+ Không phải là bậc nhân nghĩa thì không sai khiến được gián điệp.
+ Không tinh vi khéo léo thì không biết được thực tình nhờ gián điệp.
+ Gián điệp của địch chưa do thám ta xong mà ta nghe biết trước rồi thì gián điệp của địch và kẻ cáo giác cho ta biết đều phải bị giết chết.
+ Khi muốn đánh quân nào, đều phải biết rõ người tướng trấn giữ, các người thân tín của người tướng, người tiếp khách, người gác cửa….tên họ của từng người, đều phải kiếm gián điệp của ta tìm tòi mà biết thông tin cho đầy đủ.
+ Tìm cho ra gián điệp mà địch sai tới do thám ta, lấy điều lợi mà dụ dỗ họ, dẫn dắt họ, cho ăn ở …như thế có thể dùng họ làm phản gián cho ta được. Nhờ họ làm phản gián mà ta biết tình hình của nước địch, do đó kiếm được hương gián và nội gián bên nước địch để mà lợi dụng. Phản gián mà biết địch hình khiến tử gián bày đặt việc dối trá để đến cáo giác với quân địch, đồng thời sai sinh gián đi về đúng kỳ hạn. Vì vậy, phản gián không thể không được hậu đãi. Năm việc gián điệp trên, người sử dụng phải biết đủ.
Ví dụ minh họa: Trung Quốc cổ xưa, khi nhà Ân khởi nghĩa thì Y Doãn bên đất nhà Hạ để dò xét, khi nhà Chu khởi nghĩa thì ông Khương Tử Nha bở bên đất nhà Ân dò xét tình hình. Chỉ bậc vua sáng, tướng tài mới có thể dùng gián điệp để có thành công lớn.
(Xin tiếp tục chia sẽ phần TAM THẬP LỤC KẾ và LỤC THAO của Khương Tử Nha ở các bài đăng tiếp theo)
No comments:
Post a Comment